Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Phát hiện da hóa thạch hiếm của chim cánh cụt

Hóa thạch da cánh 43 triệu năm tuổi của chim cánh cụt trên đảo Marambio. Ảnh: AFP.

Hóa thạch da cánh hiếm của chim cánh cụt trên đảo Marambio. Ảnh: AFP .

Mẫu vật được khai quật trong một nhiệm vụ thám hiểm vào năm 2014 nhưng gần đây mới được nghiên cứu bởi nhà cổ sinh vật học Carolina Acosta Hospitaleche tại bảo tồn La Plata, cơ quan công bố khoa học từ Đại học nhà nước La Matanza, Agrentina hôm qua cho biết.

Hóa thạch, bao gồm phần da bao bọc xương cánh, thuộc về một loài chim cánh cụt đã tuyệt diệt có tên khoa học là Palaeeudyptes gunnari. Chúng sinh sống trong thế Thủy Tân, cách đây 56 - 43 triệu năm, thời điểm Nam Cực vẫn còn rừng với hệ động thực vật đa dạng.

Palaeeudyptes gunnari là một trong bốn loài chim cánh cụt lớn được tả trong chi Palaeeudyptes. Chúng có kích tấc tương đương loài chim cánh cụt lớn nhất hiện tại với chiều cao khi đứng từ 110 đến 125 cm.

Palaeeudyptes gunnari cao tương đương loài chím cánh cụt lớn nhất hiện nay. Ảnh: AFP.

Palaeeudyptes gunnari cao tương đương chim cánh cụt hoàng đế. Ảnh: AFP .

"Mẫu vật này là duy nhất. Nó là hóa thạch da chim cánh cụt trước nhất được tìm thấy trên thế giới", Acosta Hospitaleche nhấn mạnh. "Da được bảo quản ở cả hai bề mặt cánh, bao bọc xung quanh các mảnh xương vẫn còn khớp với nhau".

Đoàn Dương (Theo AFP )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét